Ước tính dự án sẽ cần 2,4 triệu tấn nhựa đường, tương đương mức sản lượng tiềm năng của Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex – CTCP (HNX) có thể cung cấp trong 5 năm tới là 733.000 tấn (giả định thị phần không đổi ở mức 30%).

Nhằm thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh các động lực khác suy giảm tăng trưởng, Chính phủ đã công bố ngân sách đầu tư công cho năm 2023 vào khoản 793.000 tỷ đồng (cao nhất từ trước đến nay), trong đó các 12 dự án thành phần thuộc Cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 được chú ý và quan tâm nhất.

Ước tính dự án sẽ cần 2,4 triệu tấn nhựa đường, tương đương mức sản lượng tiềm năng của Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex – CTCP (HNX) có thể cung cấp trong 5 năm tới là 733.000 tấn (giả định thị phần không đổi ở mức 30%), quan điểm của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tại báo cáo mới đây.

PLC thành lập vào 9/6/1994 với tiền thân là Công ty Dầu nhờn trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Việt Nam. Năm 2003, công ty được cổ phần hóa, trở thành công ty thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX). Sau khi được cổ phần hóa vào năm 2004, PLC đã được niêm yết trên TTGDCK Hà Nội.

Hiện, vốn điều lệ của PLC vào mức 808 tỷ đồng, trong đó Petrolimex nắm giữ trên 75% vốn điều lệ, hoạt động trong lĩnh vực chuyên doanh hóa dầu.

Trong khi mảng dầu nhờn dự kiến tăng trưởng ổn định, không có nhiều đột biến, mảng hóa chất đang trong kế hoạch tái cơ cấu do có hiệu quả hoạt động kém nhất… thì động lực chính của PLC hiện là từ dự án Cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2.

Trên thị trường, thị giá PLC trên thị trường có đà tăng liên tục từ tháng 12/2022. Hiện, PLC đang vào mức 30.000 đồng/cp, gấp đôi so với mức giá 12.000 đồng/cp hồi đầu năm.

Sóng đầu tư công “thổi hơi nóng” tại cao tốc Bắc - Nam, doanh nghiệp cung cấp nhựa đường bốc đầu, cổ phiếu tăng gấp đôi từ đầu năm - Ảnh 1.

Ngoài ta, tiềm năng tăng trưởng của PLC theo BVSC còn có thể đến từ nhiều dự án khác. Trong quy hoạch mạng lưới đường bộ đến năm 2030. Bên cạnh 12 dự án cao tốc Bắc – Nam, PLC có thể tham gia vào các dự án nâng cấp hạ tầng giao thông khác tại các tỉnh. Theo thống kê, có khoảng 15 dự án có thể sẽ được khởi công trong năm 2023, với tổng nhu cầu nhựa đường trong 5 năm tới vào khoảng 3,5 triệu tấn. Đây sẽ là động lực tăng trưởng nếu PLC có thể tham gia cung cấp cho các dự án này.

Lợi thế cạnh tranh cao giúp PLC gia tăng khả năng nhận được các hợp đồng. Cụ thể, nhờ hệ thống kho trải dài từ Bắc vào Nam, cùng năng lực sản xuất hàng năm là 400.000 tấn, cao nhất thị trường, khiến PLC có lợi thế rất lớn để cung cấp nhựa đường đúng lúc với chi phí hiệu quả cho bất kì dự án nào.

Theo BVSC, điểm rơi lợi nhuận của PLC sẽ vào năm 2024. Thường việc rải nhựa đường sẽ diễn ra vào cuối giai đoạn xây dựng (thường kéo dài khoảng 9-12 tháng sau khi đã bàn giao xong mặt bằng), do đó chúng tôi cho rằng PLC sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ cuối quý 4/2023.

https://cafef.vn/song-dau-tu-cong-thoi-hoi-nong-tai-cao-toc-bac-nam-doanh-nghiep-cung-cap-nhua-duong-boc-dau-co-phieu-tang-gap-doi-tu-dau-nam-20230223080959102.chn