Báo cáo Hàng hóa quý 03/2023: Giá vàng rơi vào downtrend ngắn hạn (kỳ 2)

Phân tích và nhận định xu hướng của các loại hàng hóa quan trọng và được cộng đồng đầu tư quan tâm. Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Giá vàng: Phá vỡ đường trendline quan trọng

Trong khung đồ thị tuần, giá vàng sau khi test đỉnh cũ tháng 08/2020 và tháng 03/2022 (tương đương vùng 2,030 – 2,075 USD/oz), đã gặp áp lực bán mạnh.

Sau đó, giá liên tục giảm và phá vỡ trendline quan trọng (hình thành từ tháng 11/2022) và đi vào downtrend ngắn hạn.

Trước đó, US Dollar Index liên tục duy trì sức mạnh và giữ quanh mức 102 – 104 USD trong thời gian dài, làm cản trở đà tăng của giá vàng. Ngoài ra, nhiều khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có thêm hai lần nâng lãi suất nữa, với bước nhảy 0,25 điểm phần trăm mỗi lần.

Ngoài ra, chỉ báo Relative Strength Index (RSI) tiếp tục đi xuống dưới ngưỡng 50 nên nhịp điều chỉnh sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Người viết dự kiến nhiều khả năng đà giảm này sẽ kết thúc ở ngưỡng Fibonacci Retracement 50% (tương đương vùng 1,840 – 1,850 USD/oz).

Giá vàng đang ở khá gần hai đường SMA 50 tuần và SMA 100 tuần và cả hai đường nay đều đang hướng lên. Nếu có thể duy trì trên các ngưỡng này thì rủi ro sẽ được giảm bớt. Ngược lại, nếu breakpoint xuất hiện thì giá vàng sẽ chính thức rơi vào downtrend dài hạn.

Đồ thị giá vàng trong giai đoạn 2019-2023

(Đvt: USD/oz)

 

Nguồn: TradingView

Giá quặng sắt: Bắt đầu chu kỳ mới

Trong khung đồ thị tuần, giá quặng sắt đã bật tăng trở lại sau khi test đường trendline dài hạn (bắt đầu từ tháng 12/2015) tương đương vùng 105 – 115 USD/MT trong tháng 5/2023. Dựa vào chu kỳ 18 tháng (đã được đề cập trong Báo cáo Hàng hóa quý 02/2023) thì giá quặng sắt đã bắt đầu vào giai đoạn tăng giá mới và thời điểm kết thúc khoảng tháng 11/2025.

Ngoài ra, giá quặng sắt đã cắt lên trên đường SMA 50 tuần. Nếu tín hiệu Golden Cross xuất hiện giữa SMA 50 và SMA 100 tuần, triển vọng tăng giá dài hạn sẽ được xác nhận.

Chỉ báo Relative Strength Index (RSI) tiếp tục tăng và tiến sát mức 50. Nếu vượt ngưỡng này và duy trì trong thời gian tới thì xu hướng tăng sẽ càng được củng cố.

Đặc biệt, khi quan sát biến động của giá quặng sắt từ đáy tháng 12/2015 đến nay, kim loại này di chuyển theo chu kỳ gần 18 tháng với các mốc thời gian lần lượt là tháng 05/2017, 11/2018, 05/2020, 11/2021. Đáng chú ý hơn, biến động này được duy trì trên trendline dài hạn đã đề cập ở trên.

https://vn.investing.com/news/commodities-news/bao-cao-hang-hoa-quy-032023-gia-vang-roi-vao-downtrend-ngan-han-ky-2-2037790