HoSE đã công bố danh sách 65 mã cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý 1/2023, tăng thêm 3 mã so với số lượng trong danh sách công bố đầu quý 4/2022.

Phần lớn danh sách là các cổ phiếu quen thuộc nằm trong diện bị cảnh báo hoặc kiểm soát như: (HM:CIG), (HM:DLG), (HM:DXV), (HM:HNG), (HM:HOT), (HM:HU1), (HM:HU3), (HM:ITA), (HM:MCG), (HM:OGC), (HM:PIT), (HM:PMG), (HM:PTL), (HM:QBS), (HM:RDP), (HM:SCD), (HM:SGT), (HM:SII), (HM:SJD), (HM:SMA), (HM:TCR), (HM:TDH), (HM:TNI), (HM:TTF), (HM:UDC), (HM:VFG), (HM:VOS),… Nhóm cổ phiếu hệ sinh thái FLC (HM:FLC) như FLC, GAB, HAI, AMD dẫn đầu danh sách.

Về nguyên nhân bị cắt margin quý 1/2023, cổ phiếu GAB mới đây đã bị HoSE chuyển sang diện kiểm soát từ ngày 5/1/2023; FLC và HAI đang thuộc diện đình chỉ giao dịch, chưa rõ thời gian trở lại sàn; còn AMD thuộc diện hạn chế giao dịch do chậm công bố BCTC bán niên 2022.

Tương tự như AMD, cổ phiếu ngành bất động sản khu công nghiệp LHG (HM:LHG) – Long Hậu tiếp tục bị HoSE cắt margin trong quý 1/2023 này do chậm công bố BCTC bán niên 2022. Ngoài ra, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines (HN:HVN), AST của Taseco vẫn bị cắt margin do đang trong diện kiểm soát của HoSE. HAG (HM:HAG) của Hoàng Anh Gia Lai dù đã chuyển từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo từ tháng 10/2022, song tiếp tục bị cắt margin trong quý này. Đồng thời, một vài cổ phiếu tăng “nóng” trong giai đoạn 2020-2021 cũng thuộc diện bị cắt margin trong quý 1 như TGG (HM:TGG) của nhóm Louis; mã JVC, NVT của nhóm “DNP-Tasco”…

Mặt khác, nguyên nhân dẫn đến việc cắt margin cũng đến từ việc doanh nghiệp có lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ/LNST trên BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng năm 2022 là số âm như AGM (HM:AGM), ASP, BCE, HAS, HID, KHP, LEC, MHC, POM (HM:POM), PSH, PTC, PVD (HM:PVD), SBV, SJF, VDS (HM:VDS) và VIP. Hoặc công ty nhận được kết luận của cơ quan thuế về việc vi phạm thuế như SCS (HM:SCS), TDW.

Bên cạnh đó, danh sách 65 cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ còn một số mã có thời gian niêm yết dưới 6 tháng nên chưa thể tham gia giao dịch margin như ACG, hay chứng chỉ quỹ FUCTVGF4 của Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Thiên Việt 4, FUEDCMID của Quỹ ETF DCVFMVNMIDCAP, FUEKIVFS của quỹ ETF Kim Grouth VNFINSECLECT, NO1 của Tập đoàn 911.

Hơn nữa, 4 mã chứng chỉ quỹ FUCTVGF3 của Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Thiên Việt 3; FUCVREIT của Quỹ Đầu tư BĐS Techcom Việt Nam, FUEIP100 của Quỹ ETF IPAAM VN100 và FUEKIV30 của Quỹ ETF KIM Growth VN30 cũng không được phép giao dịch ký quỹ trên HoSE trong quý 1, do quỹ đầu tư đại chúng có tối thiểu một tháng có giá trị tài sản ròng (NAV) tính trên một đơn vị chứng chỉ quỹ nhỏ hơn mệnh giá căn cứ trên báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng hàng tháng xét trong 3 tháng liên tiếp.

Theo quy định, nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua 65 mã cổ phiếu bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này.

https://vn.investing.com/news/stock-market-news/65-co-phieu-bi-ca-t-margin-trong-quy-12023-2007498